Kết quả tìm kiếm cho "bảy Thum"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 105
Không chỉ nổi tiếng những di tích văn hóa - lịch sử hào hùng, cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ… An Giang còn có nền văn hóa ẩm thực đa dạng bởi sự giao thoa của 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer cùng sinh sống, gắn bó từ lâu đời.
Chiều 4/5, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Võ Thanh Tuấn cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Ngày Quốc tế Lao động (từ ngày 30/4 - 4/5/2025) huyện Tri Tôn đón trên 77.000 lượt du khách đến tham quan, du lịch.
Kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày dịp 30/4 và 1/5, bạn đã dự định đi đâu chưa? Hãy đến An Giang để cùng nhau “check-in” khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của dãy Thất Sơn huyền bí, di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, tâm linh tín ngưỡng có kiến trúc độc đáo; thưởng thức rất nhiều đặc sản vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Việc khai thác tài nguyên du lịch (DL) từ tiềm năng, thế mạnh địa phương thời gian qua giúp hoạt động DL của huyện miền núi Tri Tôn ngày càng phát triển. Nhiều hoạt động được tổ chức, đóng góp không nhỏ vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương.
Đến với vùng Bảy Núi, du khách không chỉ được tham quan những di tích văn hóa lịch sử hào hùng, cảnh đẹp của núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản dân dã mộc mạc, thơm ngon, độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.
Từ các khe suối chảy róc rách trong mùa mưa, theo thời gian, nhiều thung lũng ở vùng Bảy Núi tích trữ thành “hồ nước trời” rộng lớn. Hiện nay, những hồ này được Nhà nước xây dựng kiên cố, tích nước giải khát mùa khô, phòng cháy, chữa cháy rừng rất hiệu quả.
Tri Tôn là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch, với những nét độc đáo về vị trí địa lý, văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh… Để những tiềm năng đó được “đánh thức” và phát huy giá trị vốn có, chính quyền địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển hạ tầng, loại hình, sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách.
Văn hóa ẩm thực được xem là yếu tố không thể tách rời của du lịch. Ngày nay, ẩm thực được nâng tầm lên thành một nghệ thuật. Giá trị văn hóa ẩm thực được thể hiện trong cách chế biến hay cách ăn uống theo đúng kiểu của người dân địa phương. Nắm bắt lợi thế của ẩm thực trong quảng bá văn hóa, kích cầu du lịch, thu hút du khách, những năm gần đây, nhiều địa phương đã chú trọng để phát triển ưu thế này.
Tri Tôn là điểm đến ấn tượng trong hành trình tham quan của du khách khi đến An Giang, nhờ phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những “địa chỉ đỏ” nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, con người thân thiện, nét văn hóa đồng bào dân tộc Khmer độc đáo… Phát huy tiềm năng, thế mạnh, huyện Tri Tôn đã có những định hướng phát triển du lịch (DL) rất cụ thể.
Bên cạnh việc phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô, các hồ nước ở Bảy Núi còn tạo nên bức tranh “sơn thủy” tuyệt đẹp giữa núi rừng. Những nơi này thu hút rất đông du khách, nhất là các bạn trẻ đến đây khám phá, “check-in” và lưu lại những bức ảnh ấn tượng.
Ngày 4/10, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng dẫn đầu đoàn công tác đã có buổi giám sát tại huyện Tri Tôn. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm, Tổ trưởng tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị số 7 tiếp và làm việc với đoàn.
Du lịch (DL) ngày càng được nhiều người ưa chuộng và trở thành trụ cột trong phát triển kinh tế của nhiều địa phương. Du khách đi DL không chỉ để thăm thú, nghỉ dưỡng, vui chơi, mà còn để thưởng thức ẩm thực vùng miền, tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống từ chính món ẩm thực.